Wednesday 11 April 2012

Làm người lớn cần nói thật

Mộc Lan DCVOnline

Cách đây khoảng nửa tháng, tôi nhận được một cuốn sách mới của Minh Võ gởi cho, đó là cuốn “Ngô Đình Diệm, Hồ Chí Minh và Cuộc Chiến Quốc-Cộng”. Sách gồm những bài Minh Võ đã viết trong nhiều năm qua, trước khi cơn bệnh đau cột sống khiến ông không thể ngồi lâu gõ máy.

Thành thật mà nói mấy lúc này khi mà ngày nào cũng có tin tức nóng hổi từ bên trong cũng như bên ngoài nước nên tôi thấy mình thật khó có thì giờ để đọc những chuyện của hai nhân vật tuy nổi tiếng nhưng đã đi vào thì quá khứ.
Về Tổng thống Ngô Đình Diệm, tâm trạng của tôi rất mông lung vì có quá nhiều ý kiến trái chiều nhau mà ý kiến nào xem ra cũng có lý của nó.

Còn về Chủ tịch Hồ Chí Minh thì rõ ràng hơn, rõ ràng đến mức chẳng còn gì nữa để nói. Cái này giống như khi nghe chữ “rắn” thì ai ai cũng biết đó là loài bò sát có nọc độc mà chẳng cần phải học qua lớp Vạn Vật làm chi.

Tôi nói như thế chắc sẽ làm Minh Võ buồn lòng vì hàng trăm trang sách mà ông đã bỏ biết bao sức lực cùng tâm huyết thực hiện vẫn chưa thuyết phục được một người trẻ tin rằng Tổng thống Ngô Đình Diệm là một lãnh tụ đạo đức và tài ba.

Nhưng tôi không thể nói khác vì đối với tôi những người như ông Diệm, ông Thiệu, ông Hồ,... thật quá xa xôi, cho dù có xem hình, đọc chữ, hay coi video, cũng không làm cho tôi cảm xúc gì nhiều. Tôi chỉ có thể cảm nhận được trước những con người bằng xương bằng thịt của thế hệ cha anh chú bác gần hơn mà thôi.

Trong khoảng thời gian vài năm gần đây, nhờ viết cho DCVOnline nên tôi có dịp tiếp xúc với 3 người thuộc thế hệ ấy, đó là Uyên Thao, Minh Võ và Nguyễn Liệu.

Mỗi lần nghĩ tới 3 người là tôi lại thấy vui vui vì đó là 3 thái độ hoàn toàn khác nhau về Ngô tổng thống, Minh Võ thích ông Diệm, Nguyễn Liệu không (đúng hơn là “rất không”), còn Uyên Thao thì đứng giữa, có cái đồng ý có cái không.

Tôi không muốn phân tích Minh Võ đúng hay Nguyễn Liệu đúng ở đây. Ở đây tôi chỉ muốn nói rằng cả 3, Uyên Thao, Minh Võ và Nguyễn Liệu tuy có ý kiến khác nhau nhưng đều giống nhau một điểm, đó là đều dám nói thẳng những suy nghĩ của họ về ông Diệm dù biết rằng sẽ ngược ý với nhiều người khác và có thể gây nhiều tranh cãi không có lợi cho bản thân.

Điều này rất khác với những người từng ca tụng Hồ Chí Minh, những người này chỉ dám khen “Bác” vòng vòng trong nước Việt Nam mà thôi nhưng khi đi ra nước ngoài thì họ không dám đem Bác của họ ra khoe với ai hết. Cái này ông bà mình gọi là “Chó cậy gần nhà - Gà cậy gần chuồng” đó mà.

Một trường hợp gần đây nhất là cuốn sách của Nguyễn Hoàng Đài Trang, tựa đề “Hồ Chí Minh - Tâm và tài của một nhà yêu nước”. Sách đã được VOA nhắc tới và còn được đem về Việt Nam giới thiệu với nhiều trường học để chứng tỏ rằng có một Việt kiều cấp giáo sư đại học Canada đã ngưỡng mộ Hồ Chủ Tịch đến mức bỏ công sức ra viết sách về “Bác”.

Bà Đài Trang cùng cuốn sách về Hồ Chí Minh đã được tác giả Trà Mi của DCVOnline viết 2 bài giới thiệu. Sau khi đọc bài của Trà Mi, tôi rất tò mò nên tìm cách mua một bản đọc coi cho biết. Và tôi đã tìm cách liên lạc với người editor cho sách là bà Elizabeth McIninch . Bà Elizabeth email trả lời ngay, nguyên văn như dưới đây:

“Hello, thanks for your interest. I will contact Julie(Trang) early next week because she has the supply. We will get back soon, Regards, Elizabeth.”

Và rồi tôi đã chờ, và chờ, và… không thấy gì hết!

Lạ ghê, một cuốn sách viết về một nhân vật nổi tiếng thế giới, một biểu tượng anh hùng rất mực của Việt Nam cộng sản, một vị lãnh tụ tài giỏi đủ mọi đức tính, cùng với lời tuyên bố của tác giả là đã “bỏ ra hơn 10 năm nghiên cứu”, vậy tại sao khi có người Việt ở hải ngoại hỏi tới thì tác giả lại làm thinh?

Nếu như bà Julie Trang thực sự kính yêu “Bác Hồ” như bà tuyên bố trên báo đài hay tại các trường học trong nước thì sao bà không dám công nhận lập trường của mình? Sự trốn tránh của bà chỉ khiến cho những người chỉ biết Hồ Chí Minh trên sách vở như tôi buộc phải nghĩ rằng cuốn sách bà viết chỉ nhằm cho một mục đích mờ ám gì đó mà thôi.

Có lần Minh Võ bảo tôi rằng, “Phải biết về Hồ Chí Minh mới hiểu Cộng Sản được”. Tôi lầu bầu nói lại, “Có biết bao nhiêu danh nhân trên thế giới mình chưa học hết cái hay của họ thì làm sao có thì giờ tìm hiểu ba cái đồ (quỷ) đó chứ.”

Tôi biết Minh Võ chỉ có ý muốn khuyên tôi cần biết những thủ đoạn thâm độc của Cộng Sản để mà đề phòng. Có lẽ cũng không cần đâu, bây giờ cứ nghe những tin hằng ngày về các “anh” công an và cách hành xử của lãnh đạo Cộng Sản với người dân trong nước thì đủ thấy thủ đoạn của họ tàn nhẫn, gian manh như thế nào. Có thể mấy người đó đã học từ ông Hồ, cũng có thể họ còn “vận dụng sáng tạo” thêm ra nữa cho hợp với thời đại mới.

Một trong những thủ đoạn người Cộng Sản hay thích xử dụng là nói những điều không có thật, nếu bị người khác lật tẩy thì hoặc cãi lung tung hoặc lủi trốn. Có lẽ họ nghĩ rằng “lời nói không mất tiền mua” lỡ người khác biết mình nói láo thì mình cũng có mất mát gì đâu.

Suy nghĩ này rất sai vì nó không tạo được sự thông cảm, hiểu biết lẫn nhau cho cả hai phía. Và khi không có sự thông cảm thì không có sự trao đổi qua lại trong tin tưởng. Hậu quả cuối cùng là tạo ra sự ngờ vực lẫn nhau trong khi đáng lẽ ra cả hai có thể dựa vào nhau để cùng tồn tại, cùng phát triển.

Đối với thế hệ trước và thế hệ sau cũng vậy, nếu người nhỏ khám phá ra người lớn nói dối mình thì họ sẽ có cảm giác rất ê chề; ngược lại, khi biết người lớn nói thật với mình thì đó là một cảm giác hết sức vui vẻ và yên tâm.

Tôi may mắn được biết 2 điều có thật, xin được kể ra dưới đây:

Có lần Uyên Thao nói cho tôi biết rằng Đài Phát Thanh Quốc Gia (tức Đài Phát Thanh Sài Gòn) có lúc từng được giải thưởng của ABU (Asia-Pacific Broadcasting Union) vì có chương trình phát thanh hay nhất toàn vùng Đông Nam Á (trừ những nước cộng sản).


Đài Phát Thanh Quốc Gia (VNCH) được giải ABU 1967
Nguồn: ABU
Sau một hồi lục lọi trên Net chỉ vì tò mò muốn biết thực hư, tôi kiếm ra được website của ABU và email hỏi thăm. Thật không ngờ, người Managing Editor là Alan Williams đích thân trả lời. Ông nói rằng có nhớ như thế nhưng không chắc chắn. Rồi chưa đầy một tuần sau, với sự giúp đỡ của người cộng sự, cô Tatsuya Nakamura, ông Williams đã gởi qua cho tôi bản chụp giấy chứng nhận đài Phát thanh Sài Gòn đã từng đoạt giải thưởng ABU năm 1967 trong số 11 nước khác nhờ chương trình “Rural Perfume” (Hương Quê) dành gởi đến những người dân sống ở các vùng nông thôn.

Một trường hợp khác là Quảng Ngãi Nghĩa Thục. Đây là tên của một trường trung học dành cho trẻ em nghèo tại Quảng Ngãi vào những năm 1971-1975. Trường được đặt tên như thế là để chứng tỏ cố gắng muốn noi theo tấm gương của các chí sĩ Lương Văn Can, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Tăng Bạt Hổ đã lập ra Đông Kinh Nghĩa Thục.

Tôi chỉ biết đến ngồi trường này sau khi đọc cuốn hồi ký “Đời Tôi” của Nguyễn Liệu. Và để tìm hiểu cho rõ ràng hơn, tôi đã hỏi chuyện một số cựu giáo sư và cựu học sinh Quảng Ngãi Nghĩa Thục. Qua những điều những người này kể lại, tôi thấy QNNT quả là một bằng chứng của tấm lòng hy sinh bác ái của rất nhiều người thời ấy, họ đã góp phần xây dựng, điều hành và dạy dỗ các trẻ em nghèo một cách hoàn toàn tự nguyện.

Thế nhưng, dù Quảng Ngãi Nghĩa Thục khi nhận học sinh đã không hề phân biệt quốc gia hay cộng sản vậy mà đến năm 1975 ngồi trường ấy vẫn bị đổi tên, tượng chí sĩ Lương Văn Can bị đập nát, và rất nhiều thày giáo của trường bị bắt vào trại tù cải tạo .


QNNT bị tàn phá trong trận bão Herster trên một trang báo Sóng Thần năm 1971
Nguồn: ABU
Với một ngôi trường nghĩa thục hoạt động liên tục trong suốt 4 năm, giúp đỡ cho rất nhiều trẻ em nghèo Quảng Ngãi vậy mà ngoài bài viết “Phép lạ do người” của Bút Thép (Bút Thép là một bút hiệu khác của Uyên Thao) và “Quảng Ngãi ơi! Tiếng nấc không rời” của Hoàng Ngọc Lễ (tả lại cảnh ngôi trường bị bão Hester tàn phá) thì chẳng có bài viết nào khác về QNNT. Mãi gần đây, may mắn sao tôi tìm được tấm hình QNNT bị tàn phá trong trận bão Herster trên một trang báo Sóng Thần năm 1971. Tất cả vỏn vẹn chỉ có thế!

Hai điều tôi vừa kể trên có thể chỉ là những điều vụn vặt với nhiều người nhưng đối với tôi chúng có tác động rất lớn, chúng làm tôi rất vui vì thấy rằng có những người lớn đã nói đúng sự thật. Đó là sự thật về một miền Nam tự do.

Một trong những thể hiện công chính nhất của sự tự do là người dân được quyền tự do đóng góp vào các việc chung của đất nước miễn sao không vi phạm luật pháp là được. Điều này trái ngược với chế độ Cộng Sản, nơi Đảng Cộng Sản là người duy nhất ra quyết định cho mọi kế hoạch của quốc gia còn người dân dù muốn đóng góp nhưng nếu trái ý Đảng thì đều bị kết án là phản động, là phá hoại.

Cách đây vài hôm tôi đã gọi phone Minh Võ để hỏi thăm. Ông bảo mới mổ xong vài ngày trước và chỉ được con ông “giải tỏa cấm vận” cho cầm lại cell phone nên mới nói chuyện được với tôi.

Chỉ sau một hai câu là Minh Võ nói ngay tới buổi ra mắt cuốn DVD về Tổng thống Diệm (mỗi lần nói tới Tổng thống là giọng Minh Võ như có pao-ơ hẳn lên), ông bảo đã chuẩn bị sẽ đọc bài viết “Xuất hiện bất ngờ cuốn DVD đầu tiên về TT Ngô Đình Diệm” trong buổi ra mắt nhưng không ngờ phải vào bệnh viện ngay trong ngày hôm ấy. Minh Võ ngậm ngùi than: “Tôi thấy đó là cái điềm cho biết còn lâu lắm mới lấy lại được sự công bằng cho ông Diệm”.

Tôi cảm thấy khá áy náy vì mình không để ý tới ông Diệm, ông Hồ như Minh Võ mong đợi, nhưng tôi nghĩ chắc Minh Võ cũng thông cảm bỏ qua. Những người thế hệ tôi, hay trẻ hơn, có thể đang còn mải mê những thứ khác nhưng sẽ có một ngày bọn trẻ sẽ quay về, sẽ tìm lại.

Tới lúc đó cái mà chúng tôi mong muốn nhất và có thể giúp đỡ chúng tôi nhiều nhất là những người lớn đã nói sự thật và chỉ nói sự thật.


© DCVOnline

 




Ghi chú:

- Nguyễn Hoàng Đài Trang và sách vinh danh HCM (Kết), Trà Mi.
- Biên khảo “Ngô Đình Diệm, Hồ Chí Minh và Cuộc Chiến Quốc-Cộng” của Minh Võ do Diễn Đàn Giáo Dân xuất bản.
- Hồi ký “Đời Tôi” của Nguyễn Liệu do Tủ Sách Tiếng Quê Hương xuất bản, có thể đọc tại trang điện tử www.nghiathuc.com
- “Quảng Ngãi ơi! Tiếng nấc không rời”, Hoàng Ngọc Lễ
- Tượng chí sĩ Lương Văn Can do cố điều khắc gia Lê Thành Nhơn làm và tặng cho Quảng Ngãi Nghĩa Thục.
- Nhiều số báo Sóng Thần được giữ lại dưới dạng microfilm trong kho lưu trữ của công ty ProQuest và một số thư viện lớn tại Hoa Kỳ.
 
Tâm Việt


Miền Nam hân hoan bắt đầu thời kỳ sau Genève bằng những nỗ lực tạo tác, bằng một đời sống thanh khiết, đạo hạnh (không mãi dâm, không cờ bạc, hút xách, không đa thê, nhân vị duy linh v.v...). Thế rồi sau một loạt lục đục, thất bại, Miền Nam sống những năm cuối cùng của mình trong chết chóc thảm thê, trong máu me bê bết, ngụp lặn trong đọa lạc nhầy nhụa, trong tội ác ngập tràn v.v...

Lý do tồn tại của Miền Nam biệt lập và đối lập với Miền Bắc là lý tưởng tự do. Từ buổi đầu đến khi sụp đổ, ở Miền Nam không ngớt có những kêu ca vì tự do, đòi hỏi thêm về tự do; tuy nhiên có lẽ cái tự do giới hạn mà nó đã hưởng cũng có một phần ―đóng góp vào cảnh hỗn loạn lúc bấy giờ. Phần còn lại là do sự bất lực của nhà cầm quyền, tham vọng vô trách nhiệm của giới chính trị, sự nông nổi của quần chúng, các sai lầm của đồng minh Hoa Kỳ, và phần quan trọng nhất dĩ nhiên là do những hoạt động giảo quyệt, tài tình và tàn bạo của cộng sản.


Từ 1954 đến 1975, tùy theo cách nhìn, đã có nhiều cách chia giai đoạn khác nhau.
Tôi chỉ xin giản đơn phân thời kỳ này ra làm hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1954-63, tương ứng với một tình hình chính trị ổn định, kinh tế phát đạt, quân sự vững vàng, với một tinh thần dân chúng phấn khởi lúc ban đầu.

- Giai đoạn 1963-75, tương ứng với một tình hình chính trị hỗn loạn, xã hội sa đọa, kinh tế suy sụp, an ninh bất ổn, với một tinh thần dân chúng dần dần trở nên thất vọng, chán nản, hoang mang.

Văn Học Miền Nam
 
 Bạn đời của dân hèn


Ví dụ như không có anh em ông Diệm sau 1954...

Nhắm con mắt lại, ai có ngu như...Bạn đời, cũng thấy rỏ là vua Bảo Đại sẽ cho ...Bãy Viễn, hay một anh nào đó mần thủ tướng...

Bảo Đại từng có thành tích...thoái vị, 1945, nhường quyền cai trị quốc gia cho cs Hồ chí Minh, có hành lể đàng hoàng. Ngơ ngác trên lá vàng bay.
Cho nên, 1956, Bảo Đại sẽ....thoái vị lần nữa, chắc chắn. Bởi sau 1954, miền Nam trở nên...trên răng dưới dế, Tây gián điệp còn quậy tưng bánh, nội lực dân tự do của miền Nam lại...rã rời. Trong khi đó thì cs Hồ chí Minh lại có một quân đội đang lên như diều, sẳn sàng cắt cổ Bảo Đại. Nga Tàu lúc ấy lại muốn bành trướng thế lực cộng sản, sẽ bơm Hồ chí Minh tới bến, dành mọi giúp đở ưu tiên cho mày lấy luôn miền Nam VN. Bảo đại không thoái vị lần nửa, cs nó sẽ....đào mả cả 3 đời.

Rồi, khi cs vào Nam, 1956, các anh tướng Cao Đài, Hoà Hảo sẽ được ưu tiên mang ra...cắt cổ, kế đó là các anh đạo Chúa. Riêng Phật giáo thì anh nào không chịu vào...quốc doanh tập thể, sẽ...biến mất trên cõi đời.
Các anh học giả như Nguyễn hiến Lê, Vương hồng Sểnh...sẽ được theo gương...Trần Dần...
Các anh...lá đổ theo chiều như Phạm Duy, sẽ không có ngày xưa hoàng thị, đưa nai về dưới mưa
Chắc chắn sẽ không có...Diễm xưa, chỉ có...hôm qua em mơ gặp bác Hồ...

Toàn dân sống theo tiếng loa, tiếng kẽng, ăn cám xú. Con gì nhúc nhít được, bắt được là...mừng húm...
Từ thực dân, nhãy cái rột liền qua cộng sản, tự do...là cái gì, ai biết?

Trắng đen còn ù ù cạc cạc, rỏ ràng là các anh học giả nào đang cân Ng

oc


Tản mạn về "nói thật"

Theo tui "nói sự thật" telling the truth là một đức tính và phẩm chất của cá nhân và xã hội.
Sự thật phải là mục tiêu được giáo dục từ nhỏ thì mới thành một tập quán tốt về sau này.
Như vậy, nói sự thật là điều bó buộc cho mỗi cá nhân, gia đình, và mỗi công dân. Không riêng gì người lớn hay người nhỏ (theo cách nói của VN).

Có 3 vấn đề liên quan đến nói thật

- Một người nói thật trong một tập thể thích nói dối thì sự nói thật trở nên cô đơn và nguy hiểm .
- Nói thật phải được thể chế hoá và pháp luật hoá. Công dân phải chịu trách nhiệm trước toà án về sự nói dối trong tất cả thủ tục giấy tờ hồ sơ hành chánh hay toà án . Người dân trong các xã hội tự do dân chủ pháp trị đều được giáo dục về việc này khi họ hạ tay bút viết và ký bất cứ văn kiện nào. Có thể nói, hành vi tuyên thệ là một thủ tục khá quen thuộc trong sinh hoạt xã hội.
- Sự thật phải là một tập quán tốt của toàn xã hội. Toàn xã hội chấp nhận, làm theo và noi gương theo. Thí dụ như, thấy một người đánh một em bé, mọi người tự nhiên đều bất bình và sẳn sàng can thiệp bằng cách báo cảnh sát hay nói thẳng với đương sự chấm dứt hành động đó.

Tóm tắt,
Sự thật phải được đưa vào giáo dục, nhắc nhở, khuyến khích ngay từ lúc vỡ lòng. Sự thật phải được thể chế hoá và pháp luật hoá. Sự thật phải được toàn xã hội đề cao và noi theo.
Bằng không, sự thật sẽ trở nên khá rối ren và phức tạp. Ông nói gà bà nói vịt, ai cũng cho mình nói "thật". Thấy vậy không phải vậy v.v...

No comments:

Post a Comment